gia tri12312slide3hoaslide6daoslide8sen
sologun

Xuất khẩu nông sản suy giảm chỉ là nhất thời

Trong phiên chất vấn ngày 11/6 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, tình trạng sụt giảm xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 5 tháng đầu năm là nhất thời và sẽ được khắc phục trong thời gian tới.

Suy giảm chỉ là nhất thời

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đối mặt với các câu hỏi xung quanh vấn đề phát triển thị trường trong và ngoài nước trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sắp ký kết, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, trong các cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam luôn đặt vấn đề với các đối tác mở cửa thị trường và dành ưu đãi cho những sản phẩm Việt Nam có lợi thế, trong đó đặc biệt là sản phẩm nông sản, nhất là gạo, thủy sản và một số nông sản khác. 

“Trong những hiệp định đã ký, chúng ta đã đạt được điều này, đạt được lợi ích cốt lõi khi các đối tác chấp nhận mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông sản của Việt Nam. Đơn cử như FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu cam kết ngay từ năm đầu tiên khi Hiệp định có hiệu lực sẽ đưa thuế suất bằng 0 đối với toàn bộ mặt hàng thủy sản của chúng ta; giảm thuế tối đa đối với cà phê đóng gói dưới 3kg, đối với chè và một số sản phẩm đồ gỗ; hay với Hàn Quốc, chúng ta cũng đạt được một số thỏa thuận rất quan trọng trong vấn đề thủy sản…”.

Nam đều yêu cầu Chính phủ các nước mở cửa cho rau quả Việt Nam, từ quả xoài, vải, vú sữa… Chính vì thế trong những năm gần đây, các nước trong đó có Hoa Kỳ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp đã từng bước mở cửa thị trường cho các sản phẩm này của ta. 

Nguyên nhân của sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là do giá xuất khẩu không bằng cùng kỳ năm trước, do tỷ giá Euro, Yên… thấp hơn so với USD nên khi xuất khẩu vào châu Âu, Nhật…, tính giá trị bằng USD sẽ thấp hơn so với cùng kỳ, ông Vũ Huy Hoàng cho biết.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: Đối với Việt Nam, mặc dù khu vực nông nghiệp chỉ làm ra 18% thu nhập quốc dân, nhưng có liên quan đến 70% dân số và chắc chắn sau này dù chúng ta trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì khu vực “tam nông” vẫn tiếp tục là một cấu phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Từ câu chuyện giải cứu hành tím, dưa hấu… cho nông dân, theo ông Vũ Huy Hoàng, ngành cũng rất chú trọng đến thị trường trong nước. Bằng cách phát triển hệ thống chợ truyền thống (8.500 chợ truyền thống, chợ nông thôn, tiêu thụ 40% tổng hàng hóa bán lẻ), trung tâm thương mại, siêu thị (900 trung tâm thương mại, siêu thị tiêu thụ 20% sản phẩm trong nước), kho bãi phân loại, bảo quản đạt (trên 1triệu m2), dịch vụ hậu cần 1200 DN đang kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần).

Theo Bộ trưởng Công Thương, đây là số lượng không ít nhưng chưa đủ, sắp tới cần quan tâm hơn để góp phần lưu thông, phân phối và tiêu thụ nông sản.

Điện là mặt hàng kỳ lạ

Đặt vấn đề về giá điện, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nói thẳng: Ở nước ta, điện là mặt hàng rất kỳ lạ,  "chỉ biết tăng giá, tăng giá, và tăng giá. Tăng rồi, tăng tiếp và tăng nữa. Đó là điệp khúc có lẽ ra đời từ thuở khai sinh ra ngành điện lực nước nhà".  

Ông Cương cho rằng, việc tăng giá điện không phải là không có lý. Và lẽ ra việc tăng giá điện sẽ khiến người dân được lợi vì về lý thuyết, giá bán lẻ cũng là một trong những điều khoản thu hút vốn của các nhà đầu tư. Một khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất thì chi phí sẽ hạ. Khi đó người dân sẽ được hưởng một mức giá cạnh tranh nhất. 

"Nói vậy quá đúng. Đúng với tất cả các ngành. Nhưng không đúng với ngành điện.Xin Bộ trưởng cho biết khi nào thì cái lý thuyết ấy đúng với ngành điện", ông Cương hỏi.

Thừa nhận "điện và xăng dầu là hai loại hàng hóa hết sức đặc biệt" và liên quan đến phần lớn đời sống người dân, doanh nghiệp, nhưng Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lại nói "việc thực hiện về cơ chế giá vừa có theo cơ chế giá thị trường và có sự quản lý của nhà nước". 

"Mỗi khi đứng trước lần điều chỉnh giá điện, chúng tôi hết sức băn khoăn" và cho rằng trong tính toán "đã rất cẩn trọng để đảm bảo điều chỉnh giá điện theo đúng lộ trình của thị trường đồng thời giảm ảnh hưởng tác động đến người dân”. Bộ trưởng Hoàng trần tình.

Theo giải trình của Bộ trưởng Hoàng, từ tháng 8/2013 điều chỉnh giá thì đến tháng 3/2015 mới điều chỉnh lại (tăng 7,5%). Việc điều chỉnh giá điện nằm trong chủ trương của Chính phủ, đưa giá điện về theo đúng giá thị trường và dựa vào nhiều yếu tố tỷ giá, nguyên liệu hay kết cấu nguyên liệu thay đổi...

"Lần điều chỉnh vừa rồi rất đặc biệt là có ý kiến của cả bốn ngành theo hướng đồng ý. Việc điều chỉnh là cần thiết vì từ năm 2014 giá bán điện mới bắt đầu cao hơn giá thành, nhưng vẫn chưa theo kịp được giá thị trường. Nguyên nhân là do trước đây ngành điện được bảo hộ nên giá bán còn thấp. Nhưng từ năm 2016 trở đi, giá bán điện sẽ theo cơ chế thị trường", Bộ trưởng Hoàng nói. 

Chưa thỏa mãn, ĐB Nguyễn Sỹ Cương tiếp tục chất vấn: “Bộ trưởng cho biết bao giờ ngành điện hết độc quyền?”. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, từ năm 2021, thực hiện bán lẻ cạnh tranh. “Lúc đó, hoàn toàn là thị trường và các nhà sản xuất điện có thể tự mình sản xuất, tiêu thụ và người tiêu dùng cũng được tự do lựa chọn những nhà sản xuất điện mà mình thấy phù hợp” - Bộ trưởng Hoàng khẳng định./.

Theo Toquoc