gia tri12312slide3hoaslide6daoslide8sen
sologun

Doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN

 

 

Bộ Công Thương vừa ban hành thông tư về việc thí điểm doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ (C/O) cho hàng hoá xuất khẩu sang Lào, Indonesia và Philippines, Thái Lan thay vì phải xin cấp C/O (form D) cho từng lô hàng như hiện nay.

Theo đó, Bộ Công Thương cho biết, các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ gồm: Thứ nhất, là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; Không vi phạm quy định về xuất xứ trong hai (02) năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; Kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu đô la Mỹ;

Ngoài ra, doanh nghiệp có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.

Thương nhân đáp ứng các tiêu chí trên tiến hành nộp hồ sơ để Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cấp Văn bản chấp thuận với mã số tự chứng nhận riêng và danh sách các mặt hàng thương nhân được tự chứng nhận.  Văn bản chấp thuận có giá trị trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp và thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ trong thời gian hiệu lực của Văn bản chấp thuận, trừ trường hợp có hành vi vi phạm.
 
Thương nhân được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ vẫn có thể xin cấp C/O mẫu D thông thường, nếu muốn.

 
 
Bên cạnh đó, thương nhân phải tuân thủ đúng trách nhiệm được quy định tại Điều 11 của Thông tư để tránh bị thu hồi Văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ.
 
Theo Vinanet.