gia tri12312slide3hoaslide6daoslide8sen
sologun

FTA Việt Nam - EU: Xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng thêm 16 tỷ USD

 

 

Cuộc họp báo của phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam chiều 5/8 cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ về Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU. Hàng loạt mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội rất lớn, kim ngạch sẽ tăng thêm khoảng 16 tỷ USD.

Đại sứ Franz Jessen, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, cho biết, thời gian EU đòi hỏi mở cửa kéo dài hơn đối với hàng Việt Nam vì Việt Nam có nền kinh tế phát triển thấp hơn và cần thời gian để thích nghi. Tuy nhiên, quá trình cắt giảm thuế quan có thể có tốc độ và lộ trình giảm thay đổi.

Ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán Công sứ, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại, bổ sung, thị trường EU có tiêu chuẩn cao, do đó, việc cần có thời gian thích nghi cho doanh nghiệp Việt Nam là cần thiết. “Cà phê chế biến, theo tôi, chắc chắn hưởng thuế suất 0% sau 7 năm. Thủy sản, cá ngừ đóng hộp được coi là mặt hàng nhạy cảm”, ông Bouflet cho biết.

Đối với một số mặt hàng được coi là thế mạnh của Việt Nam khi xuất sang thị trường EU như dệt may, giày dép, thủy sản, ông Jean cho biết, EU sẽ dỡ bỏ dần dần sau 7 năm. Thủy sản cũng là mặt hàng được dỡ bỏ thuế quan dần dần. Gạo xuất khẩu sang EU sẽ chịu quota với mức cụ thể: 10 nghìn tấn với gạo hương, 25 nghìn tấn đối với gạo xay xát, 30 nghìn tấn đối với gạo sữa (mức thuế 0%). Thịt lợn, gà, bò cũng phải tuân thủ theo hạn ngạch quota. Riêng với sản phẩm sữa, thuế suất sẽ hoàn toàn về 0% trong vòng 10 năm.

Theo các đại diện từ EU, quy chế hạn ngạch tạo lợi ích nhất định cho Việt Nam. Trong đó, phần thời gian ưu đãi mở cửa dành cho hàng hóa của Việt Nam, theo ông Jean, là hào phóng và đủ để tạo điều kiện Việt Nam nâng cao chất lượng, giá trị để thu lợi nhuận cao hơn. Nếu mở cửa hoàn toàn, gạo Việt Nam xuất khẩu sẽ là gạo giá rẻ, nhưng mở cửa dần dần là gạo chất lượng và không có gạo nhập lậu từ Thái Lan, Malaysia…, ông Jean nói.

Ông Jean nhấn mạnh, dệt may của Việt Nam muốn hưởng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu sang thị trường EU phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc, xuất xứ kép, tức là ít nhất vải và việc may mặc phải được làm ở Việt Nam. “Tuy nhiên, phía EU cũng cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nếu đối tác đó thuộc FTA của Việt Nam và EU như Hàn Quốc. Khi đó, nguồn nguyên liệu coi như của Việt Nam. Trường hợp Trung Quốc sẽ không được áp dụng. Vấn đề duy nhất là nguồn gốc để đảm bảo chặt, đích thực là hàng Việt Nam xuất sang EU”, ông Jean cho hay.

Ở chiều ngược lại, thịt lợn đông lạnh từ EU vào Việt Nam có lộ trình cắt giảm thuế quan là 7 năm, thịt bò là 3 năm, mặt hàng sữa là 5 năm, sản phẩm thành phẩm cho sản xuất và chế biến tối đa 7 năm, gà 10 năm. Một số mặt hàng khác như xe máy với động cơ trên 150cc sẽ được dỡ thuế quan sau 7 năm, trong khi thuế suất với ô tô nhập khẩu sẽ được xóa bỏ sau 10 năm, trừ loại có động cơ lớn hơn 3.000 cc (với động cơ xăng) hoặc lớn hơn 2.500 cc (với động cơ diesel) sẽ được dỡ thuế quan sớm hơn 1 năm.

Các linh kiện ô tô được miễn thuế quan sau 7 năm. Trong khi đó, gần một nửa số dược phẩm từ EU sẽ được miễn thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, phần còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm...

Ông Lê Triệu Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho biết, một nghiên cứu đánh giá FTA Việt Nam - EU sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng thêm 0,5% GDP và xuất khẩu tăng từ 4-6% mỗi năm. Như vậy, nếu chúng ta tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu sang EU như hiện nay thì tới năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhờ có FTA sẽ tăng thêm 16 tỷ USD.  Sau khi thực hiện hiệp định hoặc sau một thời gian ngắn, trên 90% các dòng thuế mà EU áp dụng với hàng Việt Nam sẽ xuống 0%.

Theo báo điện tử Tiền Phong