gia tri12312slide3hoaslide6daoslide8sen
sologun

Xi măng và clanker chiếm 42% tổng trị giá xuất sang Bangladesh

Xuất khẩu xi măng và clanker sang thị trường Bangladesh trong 5 tháng đầu năm 2015 đạt trị giá 268,22 triệu USD, chiếm 41,6% tổng trị giá xuất khẩu.

Trong 5 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu xi măng và clanker sang thị trường Bangladesh mặc dù giảm 46,75% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn là mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất, chiếm 41,6% tỷ trọng xuất khẩu.

Nhu cầu về xi măng tại Bangladesh chủ yếu tập trung vào các dự án của Chính phủ (chiếm khoảng 40% lượng tiêu thụ xi-măng trong nước), xây dựng các dự án bất động sản (35%), xây dựng nhà ở (25%). Phần lớn nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành sản xuất xi-măng của nước này phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), Bangladeshlà thị trường nhập khẩu xi-măng, clanke lớn thứ ba trong khu vực Nam Á, chiếm khoảng 1,1% thị phần nhập khẩu xi-măng của toàn thế giới. Theo dự báo của công ty tài chính IDLC, trong thời gian tới, ngành công nghiệp sản xuất xi-măng của Bangladeshsẽ tăng trưởng trong khoảng 5-10%/năm và bùng nổ với tốc độ 15-20% trong thời gian tiếp theo.

Tuy mặt hàng xi-măng, clanker của Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang thị trường Bangladesh từ 5 năm trở lại đây song đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2014 là 30%/năm. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu xi-măng, clanke của Việt Nam đạt xấp xỉ 323 triệu USD, chiếm 35,37% tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam ra nước ngoài. Bangladesh cũng là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu xi-măng, clanhke của Việt Nam trong năm 2014.

Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng sang Băngladesh như: xơ, sợi dệt các loại; hàng dệt may; nguyên phụ liệu, dệt, may da giày; sắt thép các loại; sản phẩm từ chất dẻo; chất dẻo nguyên liệu; sản phẩm từ cao su…

Đứng thứ hai về trị giá xuất khẩu là mặt hàng xơ, sợi dệt các loại, trị giá 21,40 triệu USD, tăng 92,49% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của Vụ Thị trường châu Phi, Tây Nam Á, lĩnh vực may mặc là ngành công nghiệp chủ đạo của Bangladesh, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của quốc gia này. Bên cạnh đó, Bangladesh cũng đang đặt mục tiêu vượt qua Trung Quốc, trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới trong lĩnh vực may mặc.

Chính phủ Bangladesh cũng thực hiện những chính sách tích cực, khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng phục vụ ngành công nghiệp dệt may như miễn 100% thuế đối với các loại vải; mức thuế áp dụng đối với thuốc nhuộm vải chỉ ở mức 5%; không quy định hạn ngạch với các loại nguyên liệu phục vụ ngành may mặc…

Chính vì vậy, Bangladesh là thị trường đầy tiềm năng cho những doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may, xơ, sợi dệt các loại.

Thêm nữa, Bangladesh cũng đang nỗ lực khuyến khích đầu tư nước ngoài dựa trên giá nhân công rẻ (rẻ nhất trong khu vực), giá thuê mặt bằng thấp… Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dệt may có thể xem xét khả năng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh sang thị trường này.

Thống kê sơ bộ từ Tổng cục hải quan về xuất khẩu hàng hóa sang Bangladesh 5 tháng năm 2015

 

Mặt hàng XK

5Tháng/2015

5Tháng/2014

+/-(%)

 

Trị giá (USD)

Trị giá (USD)

 Trị giá

Tổng

268.225.805

314.106.456

-17,11

Clanhke và xi măng

111.676.124

163.884.236

-46,75

Xơ, sợi dệt các loại

21.400.770

1.606.625

+92,49

Hàng dệt may

14.355.990

11.373.981

+20,77

Sắt thép các loại

12.691.942

22.158.327

-74,59

Nguyên phụ liệu, dệt, may, da giày

11.459.517

7.358.989

+35,78

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

4.000.847

3.285.848

+17,87

Sản phẩm từ chất dẻo

3.254.378

2.588.949

+20,45

Chất dẻo nguyên liệu

2.669.761

3.197.066

-19,75

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

2.040.763

1.718.233

+15,8

Sản phẩm từ cao su

1.653.790

1.393.159

+15,76

 

Theo Bộ Công Thương