gia tri12312slide3hoaslide6daoslide8sen
sologun

Ngành Logistic của Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ khoảng 20%/năm

P/E trung vị của các công ty logistics niêm yết tại Việt Nam, chỉ đạt 7,4 lần, so với 15,1 lần tại Philippines, 19,8 lần tại Ấn Độ và 23,1 lần tại Thái Lan.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mới đây có báo cáo cập nhật ngành Logistics. Theo đó, công ty này đánh giá, ngành kho vận (logistics) của Việt Nam với tổng trị giá 50-60 tỷ USD hiện đang tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên mức độ phát triển vẫn còn tương đối sơ khai.

Ngành kho vận hiện đang tăng trưởng với tốc độ khoảng 20%/năm và được dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng hai con số trong ít nhất 5 đến 10 năm tới” – VCSC đưa ra con số tăng trưởng khá ấn tưởng của ngành logistics Việt Nam.

Phần lớn các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam là các nhà cung cấp bên thứ hai (2PL), khác với tại các thị trường phát triển hơn, chủ yếu thuộc về các nhà cung cấp bên thứ ba (3PL) và nhà cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng khép kín.

Cũng theo VCSC, sự phát triển của hoạt động logistics tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng nổi lên trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực.

Thực tế, sau khi chững lại trong năm 2011 và tiếp tục sụt giảm trong năm 2012, tổng giá trị vốn FDI giải ngân hàng năm tại Việt Nam đến nay đạt tỷ lệ tăng trưởng lên đến hơn 9%, đạt mức 12 tỷ USD trong năm 2014, trong đó khoảng 70% chảy vào khu vực sản xuất.

Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do lớn ký kết trong thời gian tới sẽ đẩy nhanh xu hướng này, qua đó duy trì nhu cầu đối với nhiều loại hình dịch vụ logistics trong các năm tới.

“Đồng thời cho phép tận dụng đà tăng trưởng mạnh của tiêu dùng trong nước, điển hình là lĩnh vực tổ chức bán lẻ và trực tuyến. Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường bán lẻ tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới”.

Theo thống kê, tổng mức bán lẻ từ năm 2009 đến năm 2014 tăng 17,5% lên 1.751 nghìn tỷ đồng (80 tỷ USD) và dự kiến đến năm 2019 sẽ lên đến 2.202 tỷ đồng. Tỷ lệ thâm nhập của kênh thương mại hiện đại chưa đến 15% tại các khu vực đô thị và từ 0% đến 1% tại các khu vực nông thôn (tính chung cả nước 4%-5%) nhưng đang tăng mạnh với nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia thị trường này.

Chính điều này đã kích thích nhu cầu dịch vụ kho vận, đồng thời tạo ra nhu cầu về dịch vụ chuyên nghiệp, ví dụ như quản lý chuỗi cung ứng lạnh (dành cho bán lẻ rau quả).

Bán lẻ qua Internet cũng là một lĩnh vực tăng trưởng mạnh, với 43% trong năm 2014tương đương với giá trị đạt 11 nghìn tỷ đồng. Việc giao hàng tận tay người mua cũng như quy trình thanh toán khi mua hàng qua Internet phức tạp hiện đang kích thích nhu cầu về các dịch vụ logistics chuyên nghiệp.

VCSC cho rằng, hiệu suất thấp là trở ngại chính trong ngành, làm giảm định giá của các công ty… Thủ tục hải quan và quy trình pháp lý cầu kỳ tại Việt Nam khiến chi phí logistics gia tăng, đồng thời nảy sinh chậm trễ trong khâu vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới.

Cơ sở hạ tầng kém phát triển tại Việt Nam càng làm vấn đề trở nên trẩm trọng hơn. Việc chiết khấu do hiệu suất thấp được phản ánh vào P/E trung vị của các công ty logistics niêm yết tại Việt Nam, chỉ đạt 7,4 lần, so với 15,1 lần tại Philippines, 19,8 lần tại Ấn Độ và 23,1 lần tại Thái Lan.

Tuy nhiên, dòng vốn FDI liên tục chảy vào Việt Nam và sự cải thiện không ngừng của cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy hiệu suất và rút ngắn chênh lệch về định giá với các công ty logistics khác trong khu vực.

“Việt Nam đang tiếp tục nhận dòng vốn FDI vào các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao ví dụ như điện tử, đòi hỏi chuỗi cung ứng phức tạp, kéo theo việc nhập khẩu nhiều thiết bị linh kiện tinh xảo và xuất khẩu các sản phẩm giá trị cao, dễ hỏng hóc” – VCSC nhấn mạnh.

Điều này sẽ tạo áp lực để các doanh nghiệp kho vận hiện nay tiếp tục nâng cấp phương tiện hoạt động. Việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, cảng và sân bay sẽ cho phép các doanh nghiệp trong nước cải thiện hiệu suất, qua đó tăng khả năng sinh lời.

Theo CafeF.