gia tri12312slide3hoaslide6daoslide8sen
sologun

Doanh nghiệp vận tải đối phó vì luật bất cậ


Thực tế, tại tỉnh Điện Biên có 8 doanh nghiệp vận tải nhưng bình quân chỉ có 5% doanh nghiệp nộp bảo hiểm cho lái xe.

Vướng mắc trong khâu quản lý lái xe và thiếu công bằng, minh bạch trong kiểm soát tải trọng xe là những vấn đề điển hình được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm, chia sẻ tại Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức hôm nay (20-7).

Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Giám đốc Công ty cổ phần vận tải Điện Biên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Điện Biên cho biết: Tại Điều 11, Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định, đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp bảo hiểm cho người lao động.

Tuy hiên, hiện nay số đơn vị vận tải chấp hành quy định này lại chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Thực tế, tại tỉnh Điện Biên có 8 doanh nghiệp vận tải nhưng bình quân chỉ có 5% doanh nghiệp nộp bảo hiểm cho lái xe.

Theo ông Mạnh, nhiều vấn đề khác như cơ chế quản lý về quy hoạch luồng tuyến, khám sức khỏe lái xe, cấp giấy phép lái xe giường nằm… cũng đang khá bất cập, gây khó khăn cho hoạt động vận tải của doanh nghiệp.

“Cụ thể, theo quy định hiện hành, lái xe điều khiển xe khách giường nằm phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm. Trên giấy tờ cần thiết, lái xe dù có đủ 3 năm kinh nghiệm nhưng thực tế chưa chắc người đó đã từng lái xe. Chúng tôi đề nghị quy định thay đổi, lái xe giường nằm chỉ cần có 1 năm kinh nghiệm và tập trung “siết” chặt công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, tích lũy số km an toàn... Quy định khám sức khỏe cho lái xe cũng nên thay đổi theo hướng quy định thời hạn 1 năm một lần thay vì 6 tháng một lần như hiện nay”, ông Mạnh nói.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khẳng định, với lái xe khách giường nằm, Bộ sẽ nghiên cứu theo hướng giảm thời gian 3 năm kinh nghiệm, siết chặt đào tạo đầu ra. Còn việc khám sức khỏe cho lái xe sẽ quy định thời hạn là 1 năm, nhưng phải đảm bảo việc khám sức khỏe nghiêm túc.

Kiểm soát tải trọng xe cũng là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp khá quan tâm tại hội nghị. Theo ông Bùi Văn Quảng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP. HCM: Các DN vận tải chân chính mong muốn được chở đúng tải, nhưng một bộ phận không nhỏ vẫn chở quá tải, gây bức xúc trong cộng đồng các doanh nghiệp vận tải. Điển hình là tình trạng nhiều xe từ các tỉnh như như: Đồng Nai, Bình Dương… về TP. HCM lấy hàng vẫn còn chở quá tải.

Không chỉ đề nghị siết chặt hơn nữa vấn đề kiểm soát tải trọng xe, đại diện một số doanh nghiệp còn đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét lại việc cấp giấy phép kinh doanh thiết bị giám sát hành trình cho các doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp nào có năng lực thì cấp phép và ngược lại, bởi nếu doanh nghiệp không đủ năng lực cũng được cấp phép sẽ dễ cung cấp cho doanh nghiệp vận tải thiết bị không đảm bảo chất lượng, nhiều khi lắp rồi mà không hoạt động. Khi đó, doanh nghiệp vận tải lại gặp khó khăn.

Đáp lại các băn khoăn và kiến nghị nêu trên, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, thời gian tới Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an để tăng cường tuần tra, kiểm soát, hoạt động kinh doanh vận tải, tạo môi trường minh bạch cho các DN; tăng cường kiểm soát, kinh doanh vận tải đúng quy định của pháp luật, kiểm soát tải trọng đường bộ, hạn chế thấp nhất xe quá tải trọng.

“Bộ Công an và Bộ Giao thông Vận tải cũng tiếp tục tăng cường giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức của lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và các lực lượng có liên quan  nhằm thực hiện pháp luật một cách nghiêm túc, không bao che, không dung túng, xử phạt nghiêm minh”, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.

Theo Vinanet.